banner
Thứ 2, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Ngọc Hồi triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19
18-8-2021

(ngochoi.kontum.gov.vn): Nhằm chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp trong công tác phòng, chống dịch trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; đồng thời tăng cường công tác giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 cùng đang xảy ra tại cùng thời điểm, cùng địa bàn.

Đoàn công tác huyện kiểm tra mô hình lúa ST25 tại xã Đắk Kan (ảnh minh họa)

Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Phương án phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19 với những nội dung như: Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản, trên tinh thần “chống dịch như chống giặc” và phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, con người tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” để kịp thời ứng phó, thực hiện “mục tiêu kép” vừa triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế; thực hiện đảm bảo các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID -19 trên địa bàn huyện.

Trong quá trình triển khai các đơn vị, địa phương quán triệt tinh thần “chủ động, sáng tạo và tuân thủ nguyên tắc” triển khai có hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng khống chế dập tắt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo quy định.  

Bố trí đảm bảo về nhân lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản đảm bảo kịp thời, đạt hiệu quả.

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ huyện đến địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trong triển khai huyện yêu cầu ngành chuyên môn thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên động vật như: Lở mồm long móng, viêm da nỗi cục ở trâu bò, Tai xanh ở lợn... và diễn biến dịch bệnh COVID-19 xảy ra tại cùng thời điểm, cùng địa điểm; thành lập các Đoàn kiểm tra phối hợp với các UBND các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên vật nuôi và thủy sản.

Phân công công chức chuyên môn phụ trách địa bàn, gắn trách nhiệm của công chức với kết quả công tác phòng chống dịch trên vật nuôi và thủy sản của địa phương; có trách nhiệm bám sát địa bàn phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp xã tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn triển khai các chương trình tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, triển khai công tác chống dịch khi có dịch bệnh phát sinh theo quy định.

Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các biện pháp, giải pháp phòng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Các tình huống ứng phó với dịch bệnh trong điều kiện dịch COVID-19 và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản xảy ra cùng một địa phương và cùng một thời điểm chưa thực hiện về giãn cách xã hội, cụ thể:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp: Phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và thực hiện hiệu quả các chương trình tiêm phòng, khử trùng tiêu độc theo Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình nhằm tránh tình trạng dịch chồng dịch; tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về hiệu quả, đảm bảo về tỷ lệ theo quy định.

Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, vắc xin, hóa chất, vật tư liên quan để ứng phó khi dịch bệnh phát sinh, đảm bảo đủ vật tư để chống dịch ngay cả khi vừa có dịch bệnh trên người, vừa xảy ra dịch trên gia súc; phát hiện kịp thời, khống chế dịch bệnh trong phạm vi nhỏ không để dịch bùng phát ra diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế của người dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng như: phát hiện kịp thời, khoanh vùng, bao vây, khống chế và dập tắt dịch hại cây trồng, không để dịch hại lây lan trên diện rộng, nhằm hạn chế mức thiệt hại thấp nhất đến sản xuất.

Bảo đảm kinh phí, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch hại đầy đủ tại từng thời điểm.

Bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về  phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng và phòng chống Covid-19 khi xảy ra cùng một thời điểm, trên cùng một địa bàn.

Đối với tình huống ứng phó với dịch bệnh trong điều kiện dịch Covid-19 phát sinh và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản xảy ra cùng một địa phương và cùng một thời điểm áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Thiết lập đường dây nóng, niêm yết công khai số điện thoại liên lạc của các lãnh đạo huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, và lãnh đạo các đơn vị liên quan để kịp thời tiếp nhận thông tin về dịch bệnh, kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch.

Thành lập các Tổ công tác, phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; thực hiện đảm bảo các nội dung phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đa dạng về hình thức, sâu rộng về nội dung, kịp thời cung cấp thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; các biện pháp phòng chống, ứng phó để người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Hằng ngày cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả triển khai các biện pháp ứng phó của huyện, của cấp xã trên Trang thông tin điện tử địa phương để người dân nhận biết mức độ, không hoang mang và chấp hành, thực hiện theo quy định, hướng dẫn.

Trong tình huống xảy ra có dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản và   áp dụng giãn cách xã hội các địa phương chủ động bố trí kinh phí, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh được kịp thời với phương châm 04 tại chỗ là “chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ”, nếu vượt quá khả năng của địa phương tổng hợp báo cáo về UBND huyện xem xét bổ sung.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện nhằm kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Thy Thảo
Số lượt xem:891
Bài viết liên quan:
Trang chủ|Đăng nhập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản và Bản quyền thuộc về UBND huyện Ngọc Hồi
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện, đường Phạm Văn Đồng - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum;
Điện thoại: Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện - 02603. 504.577;
Email: ubnd.ngochoi@chinhphu.vn.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1806409 Tổng số người truy cập: 10338 Số người online:
Phát triển:TNC