banner
Thứ 7, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Một vài cảm nhận nhân Ngày truyền thống ngành văn hóa
23-8-2013

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, trong Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin – Tuyên truyền được thành lập. Từ đó đến nay, ngày 28/8 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của ngành Văn hóa thông tin.

Đối với ngành Văn hóa thông tin huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch, quảng cáo; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Intenet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản trên địa bàn huyện (theo Quyết định số 565/2012/QĐ-UBND ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân huyện về Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện).

Trong những năm qua, cùng với nỗ lực chung của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, cán bộ, công chức, viên chức của Phòng Văn hóa và thông tin đã không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích chung của toàn huyện. Trung bình mỗi năm, Phòng VHTT huyện đã phối hợp tổ chức 10 đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa, internet; kẻ vẽ được 1.816m2 Pa nô, cắt dán được 2.221m2 băng rôn, cấp phát 1.000 tờ áp phích và 60 cuốn tài liệu tuyên truyền, sang được 20 đĩa CD, VCD, treo 830m cờ dây, 910 lượt cờ các loại; tuyên truyền bằng xe cổ động được 136 buổi /644giờ; dàn dựng được 20 chương trình văn hoá, văn nghệ biểu diễn tại huyện; tổ chức lưu diễn ở các thôn, làng được 15 buổi, tổ chức được 08 buổi chiếu bóng tại các thôn, làng thu hút hàng chục ngàn lượt người xem; tổ chức hơn 08 giải thể thao cấp huyện; hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức 16 giải thi đấu thể thao cấp xã; tham gia đầy đủ các hoạt động văn hoá thể thao do tỉnh tổ chức... Thông qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ: đã khôi phục lại lễ cưới truyền thống của dân tộc Triêng; tổ chức mở 01 lớp truyền dạy nhạc cụ Đinh Tút, 03 lớp chế tác 03 loại nhạc cụ là: Ta Lun, Ta Len, Ta Lét; 01 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng; 02 lớp truyền dạy dệt thổ cẩm; Xây dựng và tôn tạo được 2 công trình di tích lịch sử cách mạng (Di tích lịch sử TT Pleikần, Di tích lịch chiến thắng Đắk Seang), 02 công trình văn hoá (Nhà VH-TT huyện, Sân vận động huyện); bảo tồn, lưu giữ được 60 bộ cồng chiêng trong nhân dân; tổ chức hoạt động 38 nhà rông truyền thống; các làng DTTS đều có đội nghệ nhân cồng chiêng, có 04 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân dân gian...

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa được triển khai đồng bộ trong toàn huyện và được nhân dân hưởng ứng tích cực. Đến nay, phong trào đã thu hút hơn 10.000 hộ gia đình đăng ký xây dựng GĐVH, trong đó, có 7.126 gia đình được công nhận GĐVH; có 53 thôn, làng, tổ dân phố VH; 43 cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận “Cơ quan văn hóa”...

Có được những kết quả đó không chỉ nhờ sự nỗ lực của CB,CC,VC Phòng VHTT huyện mà còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, đặc biệt là Ban văn hóa các xã, thị trấn. Dù còn nhiều khó khăn, nguồn lực chưa ổn định, một số cán bộ còn có mặt hạn chế về chuyên môn, nhưng hầu hết cán bộ văn hóa xã, thị trấn luôn có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong việc đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác VHTT ở các địa phương. Hiện nay, đội ngũ cán bộ văn hóa xã, thị trấn có 08 đồng chí, trong đó: 02 đ/c Đại học, còn lại trình độ trung cấp, hoặc đã qua đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ VH, TT, DL. Nổi bật trong hoạt động văn hóa cấp xã có đ/c Xiêng Thanh Thiên (nguyên là cán bộ Ban văn hóa xã Đắk Nông, nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã Đắk Nông), là người đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch của xã nói chung và của huyện Ngọc Hồi nói riêng. Với sự tham mưu tích cực, hiệu quả của anh, trong những năm qua, xã Đắk Nông là một trong những địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao phát triển mạnh mẽ nhất, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ngoài ra, anh Kring Thanh (Ban Văn hóa xã Đắk Dục), anh Võ Tư (Ban Văn hóa xã Đắk Kan) cũng là những người gắn bó nhiều năm với công tác VHTT và có những đóng góp tích cực cho ngành.

Có thể nói, trong những năm qua, được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện và sự chỉ đạo về công tác chuyên môn của Sở Văn hoá, Sở Thể dục thể thao (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum, ngành VHTT huyện Ngọc Hồi đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa đạt hiệu quả và triển khai các hoạt động thể dục – thể thao, văn hoá văn nghệ ngày càng phát triển bền vững và có chiều sâu.

Với những cố gắng đó, ngành VHTT huyện nhà đã nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt Phòng VHTT huyện 02 lần nhận được Cờ Thi đua xuất sắc và Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận “Đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc”; và quan trọng hơn, với sự cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa thông tin đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân…

Như vậy, Phòng Văn hóa và Thông tin không chỉ là cơ quan chuyên “cờ đèn kèn trống, đinh dây hồ giấy, bưng bê kê dọn”, mà còn thực hiện công tác quản lý Nhà nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều công việc cụ thể như: tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại trung tâm huyện và lưu diễn tại các thôn/làng; tổ chức chiếu bóng phục vụ nhân dân; xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào thể dục thể thao tại cơ sở; tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực quan, tuyên truyền miệng, tuyên truyền lưu động nhân các ngày lễ lớn trong năm; ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở tổ chức tuyên truyền đồng thời, tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến các thôn, làng, tổ dân phố; phối hợp tổ chức các sự kiện, văn hóa, chính trị trên địa bàn; tham mưu triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc dân tộc; tổ chức kiểm tra các dịch vụ văn hóa, internet, in ấn, xuất bản, bưu chính, chuyển phát trên địa bàn nhằm chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh vi phạm, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng quy định của Nhà nước; quản lý bảo tàng truyền thống, thư viện huyện, luân chuyển sách, báo tài liệu cho tủ sách, thư viện cấp xã; tham mưu vận hành, cập nhật thông tin kịp thời, đăng tải các văn bản chỉ đạo của cấp trên lên Trang Thông tin điện tử huyện; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn, thành lập các Câu lạc bộ gia đình theo tiêu chí “ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; tham mưu phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn; về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của của các cơ quan nhà nước… và rất nhiều việc liên quan khác.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn và lý luận chính trị sắc bén đã khẳng định vai trò xung kích của công tác văn hóa trong sứ mệnh giải phóng dân tộc: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Trong suốt 68 năm qua, ngành Văn hóa thông tin đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình bằng những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với quyết tâm “Tiếng hát át tiếng bom”, cùng với nhân dân cả nước, hàng ngàn cán bộ, văn nghệ sĩ của ngành VHTT đã một lòng vì nước, xả thân ngoài trận địa để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, cổ vũ mạnh mẽ sức chiến đấu và sản xuất, làm tăng thêm sức sống tinh thần của quân và dân ta. Trong thời kỳ đổi mới, ngành VHTT tiếp tục phát huy vai trò của mình trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đội ngũ nghệ sỹ- chiến sĩ văn hóa ngày càng được bổ sung về số lượng lẫn chất lượng, đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa thế giới, trở thành vũ khí sắc bén của Đảng, cổ vũ toàn dân bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị.

Một số hình ảnh:

 

 

NTT
Số lượt xem:1199
Bài viết liên quan:
Trang chủ|Đăng nhập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản và Bản quyền thuộc về UBND huyện Ngọc Hồi
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện, đường Phạm Văn Đồng - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum;
Điện thoại: Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện - 02603. 504.577;
Email: ubnd.ngochoi@chinhphu.vn.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1806409 Tổng số người truy cập: 11987 Số người online:
Phát triển:TNC