banner
Thứ 3, ngày 9 tháng 7 năm 2024
Cảm xúc Tháng Tư
27-4-2015

Có lẽ với rất nhiều người con đất Việt, mỗi năm cứ tháng Tư về đều có nhiều xúc cảm trào dâng. Để có được ngày 30/4/1975, toàn dân tộc Việt Nam đã đổ biết bao xương, máu cho ngày toàn thắng, non sông thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà. Những hy sinh đó không gì có thể bù đắp nổi. Nhưng trong mất mác ấy lại ánh lên sự tự hào và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam, về ý chí quật cường của nòi giống Tiên - Rồng ở thời đại Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Chiến thắng lịch sử Mùa Xuân 1975 là một chiến thắng vỹ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự soi lối, dẫn đường của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là dấu chấm hết của hơn 100 năm nước Việt Nam bị nô dịch, lệ thuộc vào thực dân, đế quốc. Chiến thắng đó mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng lịch sử 30/4, đã khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam nhất định sẽ đi đến bến bờ vinh quang. Đảng ta trong mấy mươi năm lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, trường kỳ và gian khổ đã tôi luyện được bản lĩnh vững vàng, ý chí sắt đá và thực tiễn cách mạng là một trường học lớn cho các thế hệ lãnh đạo của Đảng. Trong chặng đường vẻ vang ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được quần chúng nhân dân thừa nhận là lực lượng duy nhất có thể lãnh đạo đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

Để có được ngày toàn thắng 30/4/1975, đã có bao lớp thanh niên Việt Nam không tiếc tuổi thanh xuân, không sợ hy sinh thân mình, nguyện hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Dù họ là ai: Anh trai làng quanh năm với ruộng đồng mưa nắng, chàng thư sinh chốn thị thành phồn hoa, hay anh thư sinh trên giảng đường đại học, những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi căn tràn nhựa sống ?… Có thể họ chưa bao giờ đặt chân đến Miền Nam, nhưng khi Tổ quốc đau thương, chia cắt họ tự nguyện lên đường. Bởi vì Miền Nam là một phần cơ thể của Tổ quốc, họ tự nguyện ra chiến trường là để hàn gắn lại vết thương trên cơ thể Việt Nam. Trong hàng triệu thanh niên Việt Nam ra đi ngày ấy, có biết bao người mãi mãi không trở về; có bao người để lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường lửa đạn. Họ đã làm rạng rỡ thêm trang sử hào hùng của dân tộc Lạc - Hồng ở thế kỳ XX.

Xin mãi mãi khắc ghi công ơn của những người mẹ Việt Nam đã hiến dâng những người con thân yêu cho Tổ quốc. Đành rằng chiến tranh luôn đồng hành với đau thương và mất mác, nhưng có nỗi đau nào quặn thắt như nỗi đau của mẹ. Chiến tranh đã cướp đi những người con của mẹ, để rồi 40 năm sau xương cốt của các anh vẫn chưa được tìm về với quê cha đất tổ. 40 năm sau cuộc chiến, nỗi đau của mẹ vẫn hiện hữu như mới hôm qua.

Chiến tranh đã lùi xã 40 mươi năm nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó, vết thương trên đất mẹ Việt Nam vẫn chưa lành. Nhắc đến chiến tranh hôm nay, không phải để khơi thêm lòng hận thù dân tộc mà để chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau thêm yêu quý và trân trọng nền hoà bình, trân trọng và khắc ghi công ơn của lớp lớp thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc. Ôn lại thời chiến tranh là để góp phần giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam không được quên quá khứ đau thương, nhưng anh dũng của dân tộc, củng cố, tạo lập niềm tin vững vàng để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước mạnh giàu./. 

Hà Đăng Khoa
Số lượt xem:993
Bài viết liên quan:
Trang chủ|Đăng nhập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản và Bản quyền thuộc về UBND huyện Ngọc Hồi
Quản lý và nhập thông tin: Văn phòng HĐND-UBND huyện, đường Phạm Văn Đồng - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum;
Điện thoại: Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện - 02603. 504.577;
Email: ubnd.ngochoi@chinhphu.vn.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1806409 Tổng số người truy cập: 2072 Số người online:
Phát triển:TNC