Dự Hội nghị tại đầu cầu tỉnh còn có các đồng chí: Nguyễn Đức Tuy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trần Bình Trọng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan. Tại điểm cầu huyện Ngọc Hồi, đồng chí Vương Văn Tuyên – Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Ban trực Ban Chỉ huy phòng, chóng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện dự và chủ trì.
Báo cáo kết quả về công tác phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 cho thấy, hạn hán đã gây thiệt hại 4.194,23ha cây trồng vụ đông xuân; 107 công trình nước sinh hoạt nguồn nước đến các đầu mối cạn kiệt, 8.652 giếng nước bị khô hạn và thiếu nước ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của trên 13.300 hộ dân. Gió lốc, giông sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất làm 3 người chết, 2 người bị thương; 287 ngôi nhà, 22 phòng học nhà ở giáo viên bị tốc mái; ngập úng hư hại 80ha lúa, 17,6ha hoa màu, 44 con gia súc bị chết, cuốn trôi; nhiều tỉnh lộ, quốc lộ, công trình thủy lợi bị thiệt hại nặng. Tổng thiệt hại do thiên tai năm 2016 gây ra trên 270 tỷ đồng.
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, gió lốc, giông sét làm 3 người chết, 3 người bị thương và gây ra một số thiệt hại đối với sản xuất, công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của dân…,ước thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Theo dự báo, mùa mưa năm 2017 ở tỉnh đến sớm và khả năng diễn biến bất thường, cực đoan, dự báo có khoảng 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết, có khả năng gây mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng, gây ra lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các các sở, ngành, UBND các huyện tập trung chỉ đạo khắc phục; đồng thời tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho người dân.
Để chủ động đối phó với thiên tai trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ngành, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành phố cần thực hiện tốt phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính. Trong công tác phòng tránh, chuẩn bị tốt “bốn tại chỗ”; kiểm tra, rà soát những làng, hộ dân sinh sống gần khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét, sạt lở đất để kịp thời cảnh báo, giúp dân chủ động ứng phó; rà soát, kiểm kê vật tư, trang thiết bị phòng tránh; bổ sung kế hoạch phòng tránh thiên tai cho phù hợp với thực tế; thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết… để người dân biết và phòng tránh.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh, muốn làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đòi hỏi công tác dự báo thiên tai chính xác; có kế hoạch cảnh báo, phòng tránh thiên tai; bố trí kinh phí cho công tác phòng tránh; các thành viên Ban chỉ huy được phân công bám địa bàn cùng với các huyện có kế hoạch phòng chống thiên tai; thông tin kịp thời về tình hình thiên tai…, hạn chế thấp nhất thiệt hại…
calendar_today LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
|
arrow_rightLịch công tác HĐND - UBND huyện |
folder_openTÀI LIỆU HỌP
|
|
|
|
|
|
|