“Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện; thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện; thiết bị đó theo quy định của pháp luật”gây nhiều hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân và có nhiều ý kiến trái chiều nhau cho rằng lực lượng CSGT sẽ lạm dụng vào Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an để gây phiền hà, sách nhiễu quần chúng nhân dân; các đối tượng xấu “đội lốt” Công an để thực hiện hành vi phạm tội; việc trưng dụng thì chi phí hay hoàn trả lại hao phí của quá trình sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện; thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện này nếu hư hỏng, mất mát… thì xử lý như thế nào để đảm bảo cho người dân không bị thiệt thòi khi bị trưng dụng…
Theo Khoản 6, Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật” là đúng quy định của pháp luật, bởi vì: tại Khoản15, Điều 15 Luật Công an nhân dân số: 73/2014/QH13 ngày 27/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân đó là: “Quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”.
Tại Khoản 18, Điều 2 Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an đã quy định: “Trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, được huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển sử dụng phương tiện đó; trong tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, TTATXH được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an theo quy định của pháp luật”.
Điều 13 Luật Công an nhân dân cũng quy định rõ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật”.
Tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông phải dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn; người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.
Như vậy, nội dung tại Khoản 6, Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA không trái với các quy định khác của pháp luật. Đồng thời, không những lực lượng CSGT, các lực lượng khác trong CAND đang thi hành nhiệm vụ mà trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra có thể trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện; thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện; thiết bị đó cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Trên thực tế, lực lượng CSGT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông mà xảy ra tình huống cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thì lực lượng CSGT có thể thực hiện quyền hạn của mình huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và người sử dụng, người điều khiển phương tiện đó… Ví dụ như: Khi xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người; truy bắt đối tượng phạm tội; chữa cháy, nổ… thì lực lượng CSGT hoặc các lực lượng khác trong Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có thể đề nghị hoặc yêu cầu các phương tiện, người sử dụng, người điều khiển phương tiện đó của các cá nhân, các cơ quan, tổ chức, người tham gia giao thông đi trên đường để cấp cứu người bị nạn, giải tỏa ùn tắc giao thông, truy bắt đối tượng phạm tội, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy…Nếu người được huy động có đủ các điều kiện mà không thực hiện trách nhiệm theo đề nghị của lực lượng CSGT hoặc lực lượng khác đang thi hành nhiệm vụ để chở người bị thương đi cấp cứu mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn thì có thể xử lý theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về hành vi người điều khiển xe liên quan trực tiếp đến vụ tan nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn và có thể bị xử lý theo Điều 102 của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung theo Điều 132 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016) về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh việc lực lượng CSGT gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân, các đối tượng xấu có thể lợi dụng để giả danh CSGT và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, quản lý trật tự an toàn giao thông, Bộ Công an đã quy định CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn như: Phải có biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; phải có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát; được trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Bộ Công an… bảo đảm tính công khai, minh bạch.
calendar_today LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
|
arrow_rightLịch công tác HĐND - UBND huyện |
folder_openTÀI LIỆU HỌP
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |