Sáng 22/4, tại huyện Ngọc Hồi, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025.
Quang cảnh Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025
Về dự có đồng chí Y Ngọc -UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh. Về phía huyện Ngọc Hồi có các đồng Chí: Phạm Hải Châu- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Y Lan – UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Phó trưởng Ban thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP huyện; lãnh đạo các ngành liên quan huyện, lực lượng vũ trang, các xã, thị trấn, các trường học, các cơ sở kinh doanh cùng tham dự.
Đại biểu tham dự Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025
Với chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố" là một trong những hoạt động trong Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh. Thời gian triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5/2024.
Đồng chí Y Ngọc -UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu phát động tại buổi lễ, đồng chí Y Ngọc -UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh nhấn mạnh: Thời gian qua công tác ATTP được tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn... Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, bữa ăn trong khu công nghiệp, tại các trường học, các đám cưới, nơi có tập trung đông người vẫn còn xảy ra; các cơ sở sản xuất, quán ăn không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Tình trạng tồn dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật; dư lượng kim loại nặng; dư lượng kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng và các hóa chất khác trong rau, củ, quả, trái cây; lạm dụng hóa chất và chất cấm, chất tạo nạc vào thịt gia súc, gia cầm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Vẫn còn các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không phép, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tình trạng nhập lậu, kinh doanh thực phẩm "bẩn", thực phẩm không rõ nguồn gốc; buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, gia súc, gia cầm để tiêu thụ vẫn còn xảy ra; nhiều thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn được bày bán tràn lan trên thị trường, đặc biệt ở vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các lực lượng diễu hành truyền thông về ATTP
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Tháng hành động, công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và Nhân dân trên địa bàn, đổi mới và nâng cao chất lượng, số lượng các hoạt động truyền thông kết hợp vận động Nhân dân thực hiện công tác vệ sinh ATTP.
Tổ chức kiểm đột xuất định kỳ các cơ sở sản xuất, cung cấp, chế biến thực phẩm; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học; nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra tại các cửa khẩu, chợ đầu mối, kho bãi, tuyến vận chuyển liên tỉnh. Nắm bắt tình hình hoạt động thị trường tại các nơi tập kết lên xuống hàng hóa, các kho hàng, bến xe...; giám sát các hoạt động buôn bán trên các trang thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, đặc biệt chú trọng mặt hàng thực phẩm. Tăng cường công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các hộ giết mổ không chấp hành quy định…
calendar_today LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
|
arrow_rightLịch công tác HĐND - UBND huyện |
folder_openTÀI LIỆU HỌP
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |