Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh ở một số khu vực, đặc biệt các chủng vi rút cúm gia cầm mới như cúm A/H7N9, cúm A/H10N8 đã xuất hiện tại Trung Quốc. Ớ nước ta đã có 03 ca tử vong do mắc bệnh cúm gia cầm A/H5N1 tại các tỉnh: Bình Phước, Cà Mau và Đồng Tháp, do đó nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra tại thôn 2, phường Lê Lợi và tổ dân phố 4, phường Ngô Mây - thành phố Kon Tum và thôn Ngọc Tiền, xã Đắk Xú - huyện Ngọc Hồi. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H5N1. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chổng dịch cúm gia cầm tại Công văn số 119/UBND-KTN ngày 15/01/2014 và Công văn số 198/UBND-KTN ngày 25/01/2014; đồng thời triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch như sau:
I. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: Diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; công khai chính sách hỗ trợ do tiêu huỷ gia cầm mắc bệnh để người dân biết và tích cực hưởng ứng phòng, chống dịch.
2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban có liên quan: Triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành Thú y. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh cúm gia cầm đến từng hộ gia đỉnh, các khu vực có nguy cơ cao để sớm phát hiện gia cầm mắc bệnh và kịp thời triển khai các biện pháp chống dịch khi có dịch xảy ra theo quy định.
3. Củng cố và kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Thú y.
4. Xây dựng các phương án phòng, chống dịch cúm gia cầm, chủ động cân đối nguồn kinh phí, chuấn bị nhân lực, vật tư sẵn sàng đối phó kịp thời khi có dịch bùng phát trên diện rộng.
5. Tạm dừng vận chuyển xuất, nhập, quá cảnh gia cầm và sản phâm gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, các loại chim) ra, vào địa bàn tỉnh và vận chuyển qua lại giữa các huyện, thành phố.
6. Thành lập hoặc củng cố đội kiểm soát liên ngành các huyện, thành phố để tăng cường kiểm tra các địa điểm buôn bán, tập kết gia cầm sống, các chợ buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không đúng nơi quy định; xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm.
7. Bố trí lực lượng phối hợp với cán bộ thú y tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia cầm, kiên quyết không cho đưa gia cẩm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm bệnh vào giết mổ.
8. Huy động tối đa lực lượng, bố trí kinh phí để thực hiện chiến dịch tiêu độc, khứ trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Khi phát hiện dịch cúm gia cầm, chủ động huy động lực lượng và kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác chống dịch, thực hiện tiêu hủy gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan Thú y và hỗ trợ kinh phí theo quy định.
9. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn; nếu có khả năng lây lan rộng, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để ra Quyết định công bố dịch theo quy định của pháp luật về Thú y; trước mắt tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.
10. Các khu vực tiếp giáp với huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum: Tùy theo tình hình thực tế, UBND các huyện liên quan quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời với thành phần: Thú y, Công an, dân quân để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra, vào địa bàn.
11. UBND các huyện đang xảy ra dịch cúm gia cầm (huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum) chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nhân lực, vật lực, huy động các tổ chức, đoàn thể tham gia chống dịch, nhanh chóng dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng; chỉ đạo UBND các xã, phường có dịch lập các chốt kiêm dịch xung quanh khu vực ô dịch, tránh tình trạng vận chuyển gia cầm đi nơi khác tiêu thụ. Các huyện tiếp giáp biên giới (như Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei) phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Ban quan lý Khu kỉnh tế tỉnh...) kiểm tra chặt chẽ việc mua, bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua cửaa khẩu và các đường biên giới.
12. Đối với các huyện, thành phố thuộc vùng có nguy cơ cao về cúm gia cầm khẩn trương triển khai công tác tiêm phòng vac xin cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; trước mắt tập trung tiêm phòng cho những đàn gia cầm nuôi tập trung và gia cầm thả vườn có quy mô trên 50 con, sau đó tiến hành rà soát tiêm phòng bổ sung cho toàn bộ số gia cầm nhỏ, lẻ còn lại.
II. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chông dịch cúm gia cầm theo quy định.
2. Chỉ đạo Chi cục Thú y: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch cúm gia cẩm để người dân biết, thực hiện. Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn toàn tinh; kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp phòng chống dịch bệnh về UBND tinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để biết, chỉ đạo. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; các cơ chế chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
III. Các Sở, ban ngành có liên quan:
1. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất mức kinh phí hỗ trợ cho các địa phương phòng, chống dịch.
2. Công an tỉnh, Sở Công thương (Chi cục Quản lý Thị tnrờng): Bố trí lực lượng phối hợp với Chi cục Thú y tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình vận chuyển gia cầm và sản phâm gia cầm tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối (Măng Khênh, Vi ô Lăk, Sao Mai).
3. Sở Y tế: Thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm để có các biện pháp chủ động phòng bệnh cho người; chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1, kịp thời cấp cứu, tích cực điều trị, hạn chế thấp nhất tổn thất tính mạng và sức khỏe của người dân; cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch lây lan. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chủ động phối hợp với cơ quan Thú y tại địa bàn kịp thời nắm bắt thông tin, giám sát, điều tra dịch tễ bệnh cúm trên đàn gia cầm tại các địa bàn có liên quan về mặt dịch tễ với bệnh nhân. Chủ động gửi mẫu vi rút cúm đi xét nghiệm để có biện pháp xử lý phù hợp.
4. Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân biết, tích cực hưởng ứng và thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm A (H5N1, H7N9 và H10N8).
Nhận được Công điện này yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện./.
calendar_today LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
|
arrow_rightLịch công tác HĐND - UBND huyện |
folder_openTÀI LIỆU HỌP
|
|
|
|
|
|
|