Trước khi bước vào buổi đối thoại chính thức, đại diện lãnh đạo ngành Giáo dục – Đào tạo huyện và Trung tâm nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện đã báo cáo sơ bộ về những kết quả đạt được của ngành trong thời gian qua. Về ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, hiện toàn ngành hiện có 841 cán bộ, giáo viên và nhân viên, có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trỏ lên về trình độ đào tạo, trên chuẩn đạt tỷ lệ 92,08 %. Năm học 2017 – 2018 này toàn ngành có 36 trường/ 488 lớp với 14.552 học sinh. Có 16/33 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 48,48%, trong đó: mầm non 04 trường, đạt 40%; tiểu học 09 trường, đạt 64,28%; THCS 03 trường, đạt 33,33%. Trong tháng 11/2017, Đoàn kiểm tra của tỉnh đa kiểm tra thêm 06 trường, có 03 trường mức độ 2 và 03 trường mức độ 1. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp tăng so với năm trước, trẻ tuổi đến trường đạt 99,6%, giảm 0,2% so với năm trước. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được duy trì và nâng cao, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có ý thức tốt về chính trị và giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học tiếp tục được đầu tư nâng cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư và ngày càng đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh các cấp trên địa bàn.
Theo đó, với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, lắng nghe và chia sẻ, mở đầu buổi đối thoại, đồng chí Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Trần Văn Chí đã gợi mở những vấn đề liên quan đến tâm tư, nguyện vọng cũng như đề xuất, kiến nghị của nhiều giáo viên, nhân viên đối với công tác giáo dục – đào tạo cũng như công tác đào tạo nghề tại địa phương.
Hiệu trưởng Trường THCS Bờ Y tham gia ý kiến tại buổi đối thoại trực tiếp với đồng chí Chủ tịch UBND huyện
Tại buổi đối thoại, cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục đã kiến nghị với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện nhiều vấn đề khó khăn còn tồn tại trong công tác giáo dục hiện nay như: cần bổ sung biên chế giáo viên ở một số trường học vì hiện nay có một số trường còn thiếu giáo viên đứng lớp; công tác huy động học sinh bỏ học ra lớp còn gặp khó khăn; đề xuất UBND huyện có chủ trương cho thi tuyển giáo viên vào các vị trí quản lý để từ đó góp phần nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý và điều hành; phát huy lợi thế của Trung tâm nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trong việc đào tạo nghề, đặc biệt là đào tào nghề cho con em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp THPT nhưng không có điều kiện theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói gảm nghèo tại địa phương.
Ngoài ra, một số ý kiến của giáo viên bậc Mầm non băn khoăn về việc thiếu giáo viên đứng lớp nên các cô phải dạy 2 buổi trên/ngày. Đề nghị Trung tâm đào tạo nghề cần phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, từ đó giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Tại đây, trên tinh thần cởi mở và đầy trách nhiệm, đồng chí Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Chí đã cảm ơn các ý kiến tâm huyết của các cán bộ, viên chức, các thầy cô giáo về sự nghiệp Giáo dục của huyện và động viên lãnh đạo các nhà trường, các thầy cô giáo cố gắng khắc phục khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt. Đồng thời, đồng chí cũng đã giải trình làm rõ các ý kiến thắc mắc của cán bộ, giáo viên các trường; tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại. Qua đây, đồng chí Trần Văn Chí đề nghị toàn ngành giáo dục huyện tiếp tục đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm với nghề để đưa nền giáo dục – đào tạo huyện nhà ngày càng đi lên./.
calendar_today LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
|
arrow_rightLịch công tác HĐND - UBND huyện |
folder_openTÀI LIỆU HỌP
|
|
|
|
|
|
|